Ngoài chi phí thì thủ tục visa lằng nhằng cũng là một trở ngại lớn cho dự định du lịch châu Âu của nhiều người Việt Nam, trong đó có mình.
Đợt rồi mình vừa được xin visa du lịch Châu Âu nên có chút kinh nghiệm, muốn chia sẻ lại, mong sẽ có ích và tiết kiệm thời gian cho nhiều người.

TL;DR

Mình nộp hồ sơ xin visa tại ĐSQ Ý tại Nhật.
Xin visa từ Nhật không khác mấy so với xin visa từ Việt Nam, ngoại trừ một vài điểm.

1. Xin visa Châu Âu từ Nhật: lợi gì, bất lợi gì?

So với việc xin visa từ Việt Nam, xin từ Nhật có nhiều điểm lợi thế:

  1. Có tư cách cư trú dài hạn cùng với một công việc ổn định ở Nhật giúp cho hồ sơ của bạn đẹp hơn, lý do bị nghi ngờ muốn trốn lại thấp.
  2. Các giấy tờ chứng minh khả năng tài chính, công việc do công ty, ngân hàng của Nhật cung cấp có uy tín cao hơn (theo suy nghĩ cá nhân).

Nhưng cũng có nhiều điểm bất lợi:

  1. Người Nhật đi du lịch các nước châu Âu không cần visa vì thế ở Nhật không có nhiều các đại lý làm visa như ở Việt Nam, giá thuê đại lý khá đắt, nên để tiết kiệm mình chọn tự làm visa.
  2. Các tour du lịch châu Âu của các công ty tour Nhật thường không xuất vé máy bay, phiếu đặt phòng khách sạn,… tại thời điểm book tour. Nhiều tour gần thời điểm bay mới có vé máy bay.
    Nếu chọn đi theo tour, bạn nên liên lạc với công ty tour trước hỏi xem họ có thể xuất cho mình những giấy tờ gì và khi nào để kịp làm thủ tục visa.

2. Xin Visa Schengen ở đâu?

Schengen Visa là visa chung cho phép bạn nhập cảnh 26 nước châu Âu thuộc khối này.

Chú ý: Một số nước thuộc châu Âu như Anh, Ireland, Romania,… nhưng không thuộc Schengen, muốn đến các nước này bạn phải làm visa riêng của nước đó.
Check danh sách các quốc gia thuộc Schengen ở bản đồ phía dưới.

Vậy phải đến ĐSQ của nước nào để xin visa?
Điều đó tuỳ thuộc vào plan chuyến đi của bạn.

  1. Nếu bạn chỉ đi 1 nước, xin visa ở ĐSQ nước đó.
  2. Nếu bạn đi từ 2 nước trở lên.
  • Lưu trú ở nước nào lâu nhất (main destination) xin visa ở nước đó.
  • Nếu thời gian lưu trú ở các nước là như nhau, xin visa ở nước đến đầu tiên.

Kinh nghiệm chọn ĐSQ

Hầu hết mọi người đi du lịch chắc sẽ đi từ 2 nước trở lên.
Với những ai đã có plan fix thì không nói. Với những ai đang lên plan, mình khuyên nên vào qua trang web của ĐSQ nước dự định xin visa để xem trước thủ tục.

Về giấy tờ chuẩn bị thì hầu như nước nào cũng giống nhau. Có điều tuỳ mỗi nước mà thủ tục book lịch hẹn, tình trạng đông hay vắng tuỳ thời điểm mà khác nhau.
Như đợt mình xem thì ĐSQ Đức và Ý đều yêu cầu book trước lịch hẹn online. Đức kín hết lịch, gần 2 tuần tiếp theo mới trống, trong khi Ý trống ngay ngày tiếp theo.

Chỉ cần sửa plan ở lại nước đó dài hơn 1 ngày so với các nước khác là bạn có thể xin visa ở ĐSQ nước đó. (Chú ý plan chỉ là dự kiến, bạn có thể thay đổi plan sau khi có visa).

3. Khi nào bắt đầu apply xin visa?

Nên bắt đầu chuẩn bị hồ sơ làm visa càng sớm càng tốt.
Các ĐSQ thường chấp nhận hồ sơ từ 2 tháng đến 3 tuần trước khi xuất phát. Chuẩn bị hồ sơ thường mất 1,2 tuần.
Nên theo mình nên bắt đầu chuẩn bị từ trước 2,3 tháng.
(Đương nhiên để săn được vé máy bay giá rẻ thì nhiều khi phải mua sớm cả nửa năm ^^).

4. Hồ sơ visa cần những gì?

Thường trang web của ĐSQ sẽ liệt kê đầy đủ và chi tiết danh sách các giấy tờ cần thiết, bạn vào đó check cho yên tâm.
Mình xem ở 2, 3 ĐSQ thấy yêu cầu giấy tờ cơ bản là giống nhau.

  1. Tờ khai xin visa download từ website ĐSQ. Xem chi tiết ở đây.
  2. Passport còn hạn ít nhất 3 tháng kể từ ngày xuất phát, còn ít nhất 2 trang trắng. Và 1 bản photocopy.
  3. 1 ảnh 3,5 x 4.5 nền trắng
  4. Thẻ lưu trú tại Nhật nộp bản photo, bản chính chỉ cần show ra để đối chiếu khi nộp.
  5. Vé máy bay
    Tối thiểu bạn phải chứng minh được đã có vé máy bay với tên chuyến bay, thời gian ra, vào khu vực Schengen và nước bạn nộp visa (như mình là Ý).
    Di chuyển giữa các nước khác trong khu vực Schengen có thể book trước hoặc không. Nhưng để tăng tính thuyết phục mình book vào nộp luôn vé máy bay, tàu di chuyển giữa tất cả các địa điểm định đi.
    Nhiều hãng máy bay, tàu cho phép bạn book loại vé có thể thay đổi ngày bay nên nếu có bị chậm visa cũng không đến mức mất trắng.
    Nhiều hãng cho phép đặt giữ chỗ trong 1,2 tuần. Nhưng làm theo cách này nhiều khi chưa có kết quả vphuisa đã bị quá hạn nên cũng khá risk. Mình không dám thử.
  6. Book khách sạn
    Các khách sạn ở châu Âu hầu hết cho phép trả sau và Free Cancellation nên cứ lên các trang như Booking hay Agoda đặt thoải mái thôi.
    Khi nào có visa thay đổi sau cũng không muộn.
    Có nhiều bài viết trên mạng nói không nên book AirBnB vì tính đảm bảo không cao.
  7. Chi tiết lộ trình (bằng tiếng Anh)
    Nói là chi tiết chứ thật ra cũng không cần chi tiết đến mức giờ nào ăn sáng, giờ nào check-in check-out khách sạn…
    Đại khái bạn chỉ cần nêu rõ ngày nào ở thành phố nào, khách sạn nào, thăm quan gì…
    Địa điểm thăm quan có thể viết bừa 1, 2 địa điểm bạn dự kiến đi.
    Mình có sample ở đây.
  8. Chứng minh công việc
    Xin công ty giấy chứng nhật làm việc bằng tiếng Anh (nếu không có thì tự dịch ra tiếng Anh nộp kèm).
    Để chắc cú chú ý nhắc công ty add luôn 1 dòng nói cho phép bạn nghỉ từ ngày nào đến ngày nào (chính là thời gian bạn đi du lịch).
  9. Chứng minh tài chính
    Cần photo sổ ngân hàng có giao dịch 6 tháng trở lại (photo sổ tiếng Nhật OK không cần dịch). Mang sổ chính đi để đối chiếu.
    Ai làm e-banking không có sổ thì phải đến ngân hàng xin thôi.
    Chú ý số dư tài khoản cần đủ lớn để cover chi phí chuyến đi. Như ĐSQ Ý họ yêu cầu 7000 yên 1 ngày. Bạn nào có điều kiện thì cứ để vài trăm man trong tài khoản là yên tâm không ai nói gì.
  10. Bảo hiểm
    Họ yêu cầu phải mua bảo hiểm cover đủ số ngày du lịch. Mức bảo hiểm y tế tối thiếu là 30,000 EURO.
    Cái này mình mua ở tabiho.jp, bảo hiểm cho 10 ngày tầm 1500-2000 yên.
    Chú ý công ty bảo hiểm họ sẽ add thêm vào nhiều option không cần thiết (như bảo hiểm đồ đạc, máy bay delay, etc…) nên phí chung sẽ khá cao. Bạn bỏ hết option đi chỉ giữ lại bảo hiểm y tế là OK.

5. Nộp hồ sơ

Cần book trước lịch với ĐSQ để đến nộp hồ sơ. Thường các ĐSQ chỉ làm việc buổi sáng.
Khi nộp hồ sơ họ sẽ check luôn các giấy tờ của bạn để đảm bảo đủ.
Nếu mọi thứ đều OK, bạn sẽ được yêu cầu lấy vân tay, nộp phí làm visa, và hẹn sau 2 tuần đến lấy kết quả.

Chi phí làm visa là 60 EUR, ĐSQ Ý họ thu mình 8000 yên.

6. Một vài chú ý

Cơ bản hồ sơ xin visa du lịch châu Âu cũng không khác nhiều so với các nước khác mình đã làm như Mỹ, Hong Kong…
Tóm lại chỉ có vài điểm cần chú ý như sau:

  1. Nên chuẩn bị hồ sơ sớm, apply trước khi khởi hành 2 tháng.
  2. Lên chi tiết lộ trình, nghiên cứu chọn ĐSQ, book lịch hẹn trước.
  3. Tìm book vé máy bay, khách sạn loại có thể cancel hoặc đổi được để đề phòng fail visa không bị mất trắng.
  4. Khác với visa Mỹ, Úc thường là Multiple trong thời hạn 1 năm, visa Schengen sẽ chỉ cho bạn đúng thời gian số ngày bạn apply trong bản chi tiết lộ trình.
  5. Có một tips để tránh việc phải book nhiều vé máy bay, khách sạn là bạn lên plan chỉ đi thăm và ở 1, 2 thành phố gần nhau trong suốt chuyến đi. Khi đó chỉ cần book 1 vé may bay khứ hồi và 1 khách sạn.
    Sau khi có visa, bạn thay đổi plan và cancel khách sạn đó đi cũng không vấn đề gì.
  6. Khi làm thủ tục nhập cảnh vào Schengen, bạn vẫn cần mang đủ vé máy bay, phiếu đặt khách sạn, lộ trình… vì sẽ bị hỏi. (Cái này chắc bạn sẽ được nhắc lúc nhận visa).