Giờ là tháng 12 còn hơn 1 tuần nữa là hết năm, anh em Salary man ở Nhật chắc ai nấy đều bận bịu hoàn thành nốt công việc, chỉ tiêu của năm cũ, nhậu nhẹt tổng kết (忘年会), và háo hức nhận lương mềm (bonus) cuối năm.

Từ 1 năm trở lại đây công ty mình làm việc chuyển chế độ fix tổng lương rồi chia ra trả theo 12 tháng nên mình không có lương mềm.

Khi công ty mới chuyển qua chế độ này mình cũng có tìm hiểu xem chế độ mới lợi hại ra sao, ảnh hưởng gì đến hầu bao không.

Đại khái là có nhiều ý kiến trái chiều.

Người thì nói lương hàng tháng cao thì tốt, cầm tiền trước cho chắc, lương mềm mãi sau mới nhận biết đâu được.
Người thì nói nếu tổng thu nhập năm (年収) không đổi thì nhận lương hàng tháng thấp tốt hơn vì trừ thuế thấp.
Người thì nói còn tuỳ thu nhập bao nhiêu mới biết thiệt hơn (đại loại là anh ko biết nên ko có ý kiến :))).

Lúc đó do bận việc khác cộng thêm lười, mình không tìm hiểu thêm. Câu chuyện dừng lại không có kết luận.

Gần đây sau vài vụ tranh luận với vợ về chế độ thuế má bảo hiểm ở Nhật, cộng thêm nhận được request tìm hiểu cho rõ nên mình có giành chút thời gian nghiên cứu thêm.
Kết quả nghiên cứu xin được tổng hợp tại đây.

I. Các khoản bị trừ trong bảng lương

Khi nhìn bảng lương mọi người sẽ thấy mục 控除 là các khoản bị trừ từ lương.

Các khoản này chia làm 2 loại chính là thuế và bảo hiểm.

1. Thuế (税金)

  • 所得税
  • 住民税 (thuế này ai làm ở Nhật từ năm thứ 2 sẽ phải đóng, tính theo thu nhập năm trước đó)

2. Bảo hiểm (社会保険)

  • 健康保険料
  • 厚生年金保険料
  • 雇用保険料
  • 介護保険料 (cái này từ 40 tuổi trở lên mới phải đóng)

II. Cách tính thuế (税金)

Đi từ kết luận lên cho nhanh, việc nhận lương cứng theo tháng nhiều hay bonus nhiều không ảnh hưởng đến tổng tiền thuế phải đóng vì thuế được tính dựa trên tổng thu nhập trong năm.

1. 所得税

Được tính theo thu nhập tổng theo năm. Khoản tiền thuế đóng hàng tháng thật ra chỉ là bạn tạm đóng. Hết năm cục thuế sẽ tính lại thuế dựa trên thu nhập trong cả năm của người đó, từ đó tính ra thừa thiếu.
Đó chính là 年末調整 mà 人事 vẫn yêu cầu mọi người làm vào cuối năm.
Ai đóng thừa sẽ được nhận lại tiền, ai đóng thiếu sẽ phải đóng thêm tiền.

2. 住民税

Được tính dựa trên tổng thu nhập của năm trước sau đó được chia đều đóng trong 12 lần vào năm tiếp theo (đây là lý do tại sao đi làm năm đầu tiên chưa phải đóng 住民税).
Khoản này công ty sẽ đóng thay bạn bằng các trừ trực tiếp vào lương hàng tháng. Nếu ai không thích đóng làm 12 lần thì có thể ra 区役所 (hoặc 市役所) nơi mình ở đóng luôn 1 cục.

Do cách đóng cơ bản là chia ra làm 12 lần đóng nên ta sẽ thấy chỉ có lương hàng tháng bị trừ mà bonus không bị trừ.

Khi nào có dịp mình sẽ nói rõ hơn về cách tính thuế và các cách giảm thuế mình đã áp dụng.

III. Cách tính bảo hiểm (社会保険)

Cả 4 loại bảo hiểm được tính dựa trên 1 con số gọi là 標準報酬月額 (lương cơ bản).

1. Lương cơ bản là gì?

Do ở hầu hết các công ty, thu nhập háng tháng của nhân viên là không cố định (tiền làm ngoài giờ, tiền trừ ngày nghỉ không phép, …) mà phía bảo hiểm họ ngại không muốn tính chi li theo từng tháng nên nghĩ ra 1 công thức là lấy tổng thu nhập của người đó trong 3 tháng (4, 5, 6) rồi chia cho 3, sau đó làm tròn.
Vì là tổng thu nhập nên bao gồm toàn bộ các khoản sau:

・残業代などの給与手当: Tiền làm ngoài giờ + các khoản trợ cấp ngoài lương.
・通勤手当などの交通費: Trợ cấp đi lại. Trợ cấp đi lại không tính thuế nhưng lại tính bảo hiểm, rất oái oăm.
・現物支給された報酬: Các loại thưởng nóng khác.

Đến tháng 7, bảo hiểm họ sẽ tính lương cơ bản và áp dụng từ tháng 9 năm đó tới tháng 8 năm sau.

Vì thế trong 3 tháng này ai 残業 nhiều thì lương cơ bản của năm đó sẽ cao.
Ai nhà xe tiền đi lại nhiều cũng bị tính cao nốt.

2. Lương cơ bản ảnh hưởng gì tới tiền bảo hiểm

Cả 4 loại bảo hiểm đều tính dựa trên lương cơ bản.
Ai muốn tính số chi tiết có thể vào đây, chọn địa phương của mình sẽ có bảng chi tiết số tiền đóng tương ứng với lương.
Ai ở 東京 có thể xem ở đây.
Mình tổng hơp sơ qua các tính như sau (áp dụng cho Tokyo, các nơi khác có thể khác 1 chút):

  1. 健康保険料
    Tổng tiền: Lương cơ bản * 9.91%.
    Công ty đóng 1 nửa, mình chịu 1 nửa. (4.955%)

  2. 厚生年金保険料
    Tổng tiền: Lương cơ bản * 18.3%.
    Công ty đóng 1 nửa, mình chịu 1 nửa. (9.15%)

  3. 雇用保険料
    Tuỳ theo ngành nghề mà tỉ lệ mình phải đóng trong khoảng 0.3-0.4% lương cơ bản.

  4. 介護保険料
    Bảo hiểm này mình chưa phải đóng, nghe nói là 1.65% lương cơ bản.
    Công ty đóng 1 nửa, mình chịu 1 nửa.

Nhìn chung ta sẽ bị trừ 14% tổng tiền bảo hiểm.

3. Tiền bonus cũng phải đóng bảo hiểm

Ban đầu mình cũng ko hiểu vì sao lại có sự vô lý này. Đã đóng bảo hiểm hàng tháng sao nhận bonus vẫn phải đóng bảo hiểm.
Để tránh việc các công ty trả lương cứng cho nhân viên thật thấp sau đó trả phần còn lại vào bonus, tiền bonus vẫn phải đóng bảo hiểm như bình thường.

Nhưng vẫn có 1 mức giới hạn, khi tiền trên mức giới hạn này thì tiền bảo hiểm sẽ không đổi.
Với 健康保険料 là 135.5 man và 厚生年金保険料 là 60.5 man.

Vậy tức là nếu tiền bonus của bạn vượt qua mức giới hạn này thì phần vượt giới hạn đó sẽ không bị tính bảo hiểm.

IV. Vậy lương cứng cao hay bonus cao thì lợi?

Mình sẽ làm 1 phép tính thử.
2 anh A và B là nhân viên 2 công ty có thu nhập năm như nhau (giả dụ 480 man).
Anh A nhận 30 man 1 tháng, bonus 1 lần 120 man.
Anh B nhận 40 man 1 tháng, không có bonus.

Anh A sẽ phải đóng:
Lương tháng:
30 man × 14% × 12 tháng = 50,4000円
120 man bonus:
健康保険料: 6,0000円
厚生年金保険料: 5,6000円
(Do 雇用保険料 và 介護保険料 khá thấp mình xin bỏ qua) Tổng A phải đóng: 62 man 円

Anh B sẽ phải đóng:
Lương tháng:
40 man x 14% x 12 tháng = 67.2 man 円
Tổng B phải đóng: 67.2 man 円

Vậy anh B sẽ phải đóng bảo hiểm nhiều hơn anh A khoảng 5.2 man 1 năm.

V. Kết luận

  • Nếu 年収 không đổi thì tiền thuế đóng không đổi.
  • Tiền bảo hiểm được tính dựa trên thu nhập của 3 tháng: 3, 4, 5 nên ta cần hạn chế 残業 trong 3 tháng này để tránh phải đóng bảo hiểm nhiều cho cả năm.
  • Tiền đi lại cũng tính bảo hiểm nên tốt nhất ở nhà gần đi bộ đến công ty cho tiết kiệm.
  • Nếu nhận lương tháng thấp, bonus cao thì khả năng tiền đóng bảo hiểm sẽ thấp hơn.
    Chênh lệch sẽ thấy rõ nếu bonus trên 60.5 man (mức giới hạn của 厚生年金保険料), và thật sự rõ rệt nếu trên 135.5 man (mức giới hạn của 健康保険料).

P/S:

  • Các tính bảo hiểm thay đổi theo năm nên có thể số liệu sẽ thay đổi.
  • Số liệu mình tính chỉ mang tính simulation. Mình chưa bao giờ được nhận bonus lên đến 60 man nên chưa kiểm chứng được chính xác. Ai có kinh nghiệm kiểm chứng hộ mình nhé.