Cuốn Lối sống tối giản của người Nhật được dịch từ sách gốc tiếng Nhật với tựa đề 「ぼくたちに、もうモノは必要ない。」 của tác giả Sasaki Fumio. Nhìn qua thì thấy tựa tiếng Việt dịch không khớp nghĩa. Tựa tiếng Nhật nếu dịch thẳng nghĩa sẽ là: Chúng ta không cần đồ đạc nữa. Nếu để tên vậy mà bán sách chắc chẳng ai mua, có lẽ vì thế mà dịch giả đưa ra cái tựa nghe khái quát hơn, gắn thêm chữ người Nhật với chữ Nhật in đậm để thu hút những độc giả quan tâm đến văn hoá và con người đất nước mặt trời mọc.

Đi tìm lẽ sống (tựa tiếng Anh: Man’s search for meaning) xuất bản lần đầu tiên năm 1946, 1 năm sau kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2, cũng là 1 năm sau khi tác giả Viktor Frankl được thả tự do sau quãng thời gian gần 1 năm bị giam trong các trại tập trung người Do Thái của Đức quốc xã. Cuốn sách gồm 2 phần: Phần 1 là những trải nghiệm của tác giả về quãng thời gian sống trong trại tập trung.

Nhà lãnh đạo không chức danh (tựa tiếng Anh: The leader who had no title) là cuốn sách thuộc thể loại Self-help, truyền cảm hứng, xuất bản năm 2010. Mình biết đến cuốn sách này do một người bạn giới thiệu. Sách được tác giả Robin Sharma (người Canada) viết dưới dạng một câu chuyện giả tưởng, nhân vật chính là anh chàng Blake, quân nhân đã giải ngũ, đang sống những ngày tháng buồn tẻ, làm thủ thư tại một thư viện địa phương.

Biên niên ký chim vặn dây cót (tựa tiếng Nhật: ねじまき鳥クロニクル) được đánh giá là một trong những tiểu thuyết hay nhất, làm nên tên tuổi của Murakami Haruki. Tiểu thuyết khá dài, gần 700 trang, được chia làm 3 phần. Murakami bắt đầu viết từ năm 1991, hoàn thành và xuất bản vào những năm 1994-1995. Nếu ai bắt đầu đọc tại thời điểm hiện tại như mình sẽ thấy bối cảnh và các tình tiết trong truyện khá cũ, như việc sử dụng điện thoại bàn để liên lạc, hay hệ thống bảo mật máy tính được mô tả là tinh vi của Quế với mật khẩu 2 lớp nhưng chỉ là chuỗi 3,4 ký tự.

Cà phê cùng Tony và Trên đường băng là 2 cuốn sách của tác giả bí ẩn có bút danh Tony Buổi Sáng. Do tình cờ, mình biết đến và đọc cuốn Trên đường băng trước. Vì thích cuốn sách cũng như tác giả mà mình đã tìm đọc thêm cuốn Cà phê cùng Tony. Sách muốn đọc thì nhiều mà thời gian thì có hạn. Như cụ Nguyễn Duy Cần có khuyên trong Tôi tự học rằng chỉ nên đọc những sách hay, những sách đã được kiểm nghiệm qua thời gian, sách của các tác giả nổi tiếng.

Trên đường băng của tác giả Tony Buổi Sáng (TnBS) được xuất bản lần đầu năm 2015, nghe nói đã làm mưa làm bão trên các bảng xếp hạng sách bán chạy. Do ít cập nhật tin tức mà dạo gần đây tình cờ check Tiki mình mới biết đến cuốn sách này. Được biết đây là cuốn thứ 2 của cùng tác giả, với cái tên khá lạ Tony Buổi Sáng.

Từ tốt đến vĩ đại, sách dịch từ bản gốc tiếng Anh Good to great của tác giả Jim Collins. Cuốn sách chỉ ra sự khác nhau giữa công ty tốt và công ty vĩ đại, từ đó giúp người đọc tìm ra cách để đưa một công ty từ mức tốt trở thành vĩ đại. Sách phù hợp cho những doanh nhân, chủ công ty, những người muốn đưa công ty mình đi lên, tạo bước nhảy vọt lâu dài, bền vững.

Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? của tác giả Rosie Nguyễn theo mình là một cuốn sách hay, nên đọc dành cho những bạn trẻ tuổi hai mươi, tuổi chập chững bước vào đời, với nhiều băn khoăn, trăn trở về cuộc sống, công việc, hoài bão, ước mơ,… Ở tuổi cuối 20, đầu 30, khi đọc cuốn sách này mình cũng tìm được sự đồng cảm cùng như nhiều lời khuyên bổ ích về những vấn đề đang gặp phải trong cuộc sống.

Nam Doan

人生はマラソンじゃない!

IT Engineer

Tokyo